Tổng quan về Dell Precision M6600
Với vẻ ngoài to và nặng hơn Prescion M4800 một chút, Dell Precision M6600 hứa hẹn mang lại hiệu suất khủng nhờ cấu hình mạnh mẽ giúp cho người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Thiết kế
Precision M6600 không có vẻ ngoài hào nhoáng khi nhìn vào, thay vào đó, nó được thiết cách kín kẽ và rất chuyên nghiệp. Được bao bọc bởi một khung magie kết hợp với nhôm làm cho nó có một kết cấu bền chắc. Nó khá nặng, vào khoảng 3,5kg và với kết cấu như vậy, không khó hiểu khi nó vượt qua bài kiểm tra MIL-STD-810G về va chạm, rung, bụi bẩn, nhiệt độ và chống sốc.
Bàn phím lớn và có các phím số riêng phía bên phải, bản lề của nắp cũng khá kiên cố và được chốt bằng 2 thanh trượt.
Một lợi thế của Precision M6600 là bạn có thể dễ dàng tháo nắp và nhìn thấy cũng như thay thế các bộ phận bên trong nếu có hư hỏng (mà thực ra thì nó rất ít hỏng, bền quá mà)
Cổng kết nối và tính năng
M6600 có hệ thống Ethernet (RJ-45), cổng VGA, HDMI và USB 2.0 / eSATA, cùng với kết nối điện.
Phía bên trái là sự xuất hiện của khe cắm 54mm ExpressCard, đầu đọc SmartCard và ổ đĩa quang. Một giắc cắm âm thanh, một cổng sáu pin FireWire và hai cổng USB 2.0
Phía bên phải là một hardware switch dùng cho Wifi và Bluetooth, khe cắm ổ cứng chính, hai cổng USB 3.0 và một cổng DisplayPort
Bên dưới, có một kết nối độc quyền cho E-Port, cổng docking của Dell.
Màn hình và loa
Precision M6600 có một màn hình 17.3 Inch, đèn LED-backlit công nghệ UltraSharp với độ phân giải 1920 x 1080 pixel. Màn hình M6600 loại chống chói giúp bạn có thể nhìn rõ với nhiều góc độ, ngay cả khi nhìn ngang. Màn hình cảu M6600 cũng thể hiện màu sắc rất chính xác, đáp ứng nhu cầu ngay cả những người dùng đồ họa khó tính.
Loa trong máy cho ra một âm thanh khá chính xác ngay cả khi bạn nâng mức âm thanh lên cao. Tuy nhiên nếu bạn là một người khó tính và muốn trải nghiệm trải nghiệm âm thanh ở chính xác nhất thì tốt hơn là nên sắm một dàn âm thanh chất lượng.
Bàn phím và Touchpad
Như đã nói ở trên, bàn phím của Precision M6600 có bàn phím với các phím số riêng biệt và được trang bị đầy đủ đèn nền, giúp bạn sử dụng dễ dàng hơn trong điều kiện thiếu sáng. Các phím Enter, Shift và phím Backspace được thiết kế lớn. Các phím có độ đàn hồi khá tốt giúp đầu ngón tay bạn có cảm giác êm hơn khi gõ, ngay cả khi gõ mạnh. Theo ý kiến chủ quan của mình thì bàn phím M6600 là khá tốt.
Khu vực Touchpad có diện tích vừa phải, bạn có thể thoải mái kéo thả hay trượt dài với touchpad của M6600, tuy nhiên phải thừa nhận là mình thích sử dụng một con chuột không dây hơn, nó sẽ phù hợp với một máy tính trạm có màn hình lớn.
Hiệu suất
Đầu tiên, hãy đo thử hiệu suất tổng thể với Windows Experience Index của Precision M6600, wow 7.2 một con số ấn tượng. Những điểm số riêng biệt như 7.6 cho bộ xử lý, 7.7 cho bộ nhớ ram và ổ cứng đã chứng minh cho hiệu suất khủng khiếp này.
Mình chạy Cinebench 11.5 để có một so sánh chính xác hơn về hiệu suất CPU và OpenGL. Sau bài kiểm tra mình thu được kết quả cho Precision M6600 là 6.17 điểm, thấp hơn các máy chủ hạng nhất và cao hơn so với các bộ xử lý i7 low-spec.
Tiếp theo là bài kiểm tra đồ họa, khi cho chạy một cảnh 3D phức tạp với nhiều chuyển động liên tục, số điểm đo được cho M6600 là 58.75 và nằm trong tốp các bộ xử lý đồ họa tốt nhất.
Khả năng chơi game của Dell Precision M6600 cũng hết sức đáng nể khi có thể chạy trơn tru hầu hết các game đồ họa nặng hiện nay.
Độ nóng và tiếng ồn
Máy được làm mát bởi 2 quạt tản nhiệt lớn, đảm bảo hoạt động trơn tru trong thời gian dài. Nhiệt độ tối đa mình đo được khi máy hoạt động nặng liên tục là 42 độ C, đây không phải là nhiệt độ lý tưởng, tuy nhiên so về hiệu suất làm việc liên tục của nó thì đây là điều có thể chấp nhận được.
Một điều tuyệt vời ở M6600 là việc nó làm việc rất lặng lẽ, nếu bạn sử dụng các công việc văn phòng bình thường thì hầu như không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào. Thậm chí ngay cả khi bạn hoạt động nặng liên tục thì âm thanh phát ra cũng không đáng kể và hoàn toàn không làm bạn khó chịu.
Pin
Khi xem phim ở độ sáng đầy đủ, chiếc máy trạm này có thể hoạt động hơn 5 giờ, với tất cả các nội dung được xử lý bởi Intel HD Graphics 4000.
Trong bài kiểm tra Battery Eater Classic test (máy chạy hiệu suất cao, độ sáng màn hình tối đa, bật mọi tính năng) máy được khi nhận có thể hoạt động được 64 phút.
Kết luận
Chiếc máy này có giá không hề rẻ nhưng sẽ đem lại cho bạn những lợi ích khổng lồ. Nếu bạn là một người cần làm đồ họa chuyên sâu thì Dell Precision M6600 thực sự là cần thiết.
Có thể nó không có vẻ ngoài sang trọng, nhưng sự bền bỉ mới là điều mà một chiếc máy trạm hướng tới, giúp bạn hoàn thành tốt các công việc ngay cả với những yêu cầu khó khăn nhất.